Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

Trẻ bị hôi miệng – Nguyên nhân và cách khắc phục TRIỆT ĐỂ nhất

Hiện nay, tình trạng trẻ bị hôi miệng ngày càng tăng cao. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, để có thể điều trị tận gốc hôi miệng ở trẻ em cần phải dựa vào những nguyên nhân cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân tích kĩ hơn về vấn đề này.

1/ Nguyên nhân trẻ bị hôi miệng

Trẻ bị hôi miệng do những nguyên nhân sau:

+ Vệ sinh răng miệng kém

Việc ăn quá nhiều đồ ăn có đường nhưng lại không vệ sinh răng miệng cẩn thận khiến cho mảng bám thức ăn mắc lại trong khoang miệng và gây ra mùi khó chịu. Bên cạnh đó, những mảng bám này còn là nguyên nhân chính gây ra các bệnh răng miệng ở trẻ.
Trẻ bị hôi miệng – Nguyên nhân và cách khắc phục TRIỆT ĐỂ nhất 1
Trẻ con bị hôi miệng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau

+ Bệnh lý cơ thể

Tình trạng hôi miệng ở trẻ nhỏ đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo những bệnh cơ thể như viêm họng,viêm amidan, viêm tiểu phế quản, nhiễm trùng xoang…

+ Bệnh lý răng miệng

Hôi miệng là một trong những biểu hiện của bệnh lý sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu… cực nguy hiểm ở trẻ.

+ Thói quen xấu

Nếu ở người lớn, thói quen hút thuốc hoặc uống rượu bia gây ra mùi hôi khó chịu thì ở trẻ nhỏ, những thói quen hàng ngày như mút ngón tay, ngậm ti giả quá nhiều sẽ khiến trẻ hôi miệng nặng hơn.

2/ Cách điều trị hôi miệng ở trẻ em

Trẻ bị hôi miệng tuy không gây đau nhức, khó chịu nhưng cũng cần điều trị dứt điểm, nhất là khi nó liên quan đến các bệnh lý kể trên. Bạn cần kết hợp vệ sinh răng miệng cho bé với chế độ ăn uống khoa học và một số phương pháp y khoa.
Tạo cho bé thói quen đánh răng 2 lần/ngày vào sáng và tối. Đối với những trẻ dưới 3 tuổi, cha mẹ có thể vệ sinh răng cho bé bằng khăn mỏng hoặc gạc mềm thấm nước.
Chuẩn bị nước muối loãng cho bé xúc miệng hàng ngày. Dùng nước ấm sẽ cho hiệu quả tốt nhất.
Trẻ bị hôi miệng – Nguyên nhân và cách khắc phục TRIỆT ĐỂ nhất 2
Tập cho trẻ thói quen xúc miệng hàng ngày với nước muối loãng
Hạn chế thói quen mút tay và ngậm ti giả của bé.
Tạo thực đơn ăn uống khoa học cho bé, tránh các thực phẩm nhiều chất béo và gây mùi như hành, tỏi, cà ri…
Trong các trường hợp trẻ em bị hôi miệng nhẹ, có thể áp dụng một số biện pháp tự nhiên như ngậm mật ong hoặc xúc miệng bằng nước chanh.
Trong các trường hợp trẻ nhỏ bị hôi miệng nặng và kéo dài không khỏi, hãy đưa trẻ đến trung tâm nha khoa để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.
Trẻ bị hôi miệng – Nguyên nhân và cách khắc phục TRIỆT ĐỂ nhất 3
Đưa trẻ đến trung tâm nha khoa nếu chứng hôi miệng kéo dài
Trẻ em hôi miệng rất có thể đang mắc một số bệnh nguy hiểm, chính vì thế, điều trị tận gốc bệnh không những chấm dứt được hoàn toàn tình trạng hơi thở có mùi mà còn cải thiện sức khỏe cho trẻ.
Xem Thêm >>> Tẩy trắng răng giá bao nhiêu tiền ?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét