Răng số 7 là chiếc răng giữ chức năng ăn nhai đặc biệt quan trọng trên khuôn hàm. Để có cách chăm sóc và bảo vệ răng tốt nhất, bạn cần hiểu rõ về cấu tạo và vai trò cụ thể của nó. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về chiếc răng này.
1/ Cấu tạo răng số 7 như thế nào?
Về cơ bản, răng số 7 có cấu tạo giống với những chiếc răng khác trên khuôn hàm, bao gồm men răng, ngà răng, tủy răng, chóp chân răng, xương hàm, hố rãnh, dây chằng nha chu.
Cấu tạo của răng số 7
Tuy nhiên, do thân răng hàm khá to, đặc biệt là răng số 7 nên thường có nhiều chân răng hơn những răng còn lại trên khuôn hàm. Răng hàm trên thường có 3 chân còn hàm dưới có 2 chân. Những chân răng răng này thường hơi cong chứ không thẳng.Răng số 7 thường khá cứng chắc với lớp men răng ngoài cùng dày khoảng 1 – 2mm, bảo vệ ngà răng và tủy răng bên trong khỏi những tác động bên ngoài.
Xem Thêm >>> Có nên nhổ răng khôn ?
2/ Tầm quan trọng của răng số 7
Răng số 7 đóng vai trò vô cùng quan trọng trên khuôn hàm. Kết hợp với răng số 6, đây là “bộ đôi” giúp cho việc ăn nhai diễn ra dễ dàng và thoải mái.
Răng số 7 giúp nghiền nhỏ thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày
Chức năng chính của răng số 7 là nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày, đồng thời đảm bảo về mặt cấu trúc cho khuôn hàm. Khi răng số 7 bị tổn thương, bạn phải đối mặt với nhiều nguy cơ lớn.♦ Việc ăn nhai trở nên khó khăn, khiến sức khỏe giảm sút
♦ Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng rất nhiều, thậm chí khi ăn nhai không bảo đảm còn gây nên bệnh đau dạ dày.
♦ Khi răng số 7 mất, phần xương hàm bị tiêu đi, những răng gần đó cũng bị xô lệch do không có điểm tựa.
♦ Một số người khi bị mất răng răng số 7, phần má bị hóp lại, ảnh hưởng đến đến thẩm mỹ toàn khuôn mặt.
3/ Chăm sóc răng số 7 đúng cách ra sao?
Răng số 7 khá cứng chắc nhưng cũng lại rất dễ bị tổn thương do nằm ở vị trí khó vệ sinh trong khuôn hàm. Bác sĩ nha khoa khuyên bạn:+ Đảm bảo việc vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng ở toàn bộ các mặt răng và sâu trong khuôn hàm để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
Hướng dẫn chải răng đúng cách
+ Tránh những tác động quá mạnh đến răng hàm số 7.+ Khi răng có dấu hiệu chớm sâu, cần có biện pháp điều trị kịp thời trước khi bệnh phát triển nặng hơn.
+ Dùng chỉ nha khoa làm sạch sâu trong các kẽ và bề mặt răng hàm, tránh tác động bằng tăm tre sẽ gây tổn thương phần nướu.
+ Thăm khám răng miệng định kì 3 – 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những bệnh lý răng miệng và có cách điều trị trước khi bệnh phát triển nặng hơn.
Thăm khám răng miệng định kì 3 - 6 tháng/lần
Nếu còn bất cứ vấn đề nào liên quan đến răng số 7, bạn có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách điền vào form đăng kí bên dưới, các bác sĩ sẽ tư vấn MIỄN PHÍ cho bạn trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét