Chào bác sĩ, cháu đang mang thai tuần thứ 20. Mấy ngày nay, cháu có cảm giác chán ăn đau nhức phần chân răng, đến hôm nay thì mưng mủ, thấy các anh chị bảo bị áp xe chân răng. Cháu thấy rất hoang mang, không biết áp xe chân răng khi mang bầu có nguy hiểm không ? (Thu Phương – Bình Phước)
Chào Phương, cảm ơn cháu đã gửi câu hỏi về hòm thư, chúng tôi xin được giải đáp thặc mắc của cháu về bệnh áp xe chân răng như sau:1/ Áp xe chân răng là gì ?
Áp xe chân răng ( Tool decay) là biến chứng viêm nhiễm do sâu răng gây ra nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Thực chất nguồn gốc của bệnh lý do vi khuẩn làm ổ trên khẽ răng, tấn công phá hủy men, đi vào ngà, thẩm thấu và làm viêm tủy chóp răng. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra đau nhức, sưng tấy, bọc mủ chân răng mà bạn mắc phải.
➡ Dấu hiệu:
- Đau răng, đặc biệt đau khi nhai ( thức ăn, vật cứng va chạm với vết sưng ở phần mềm )
- Mưng mủ, các bọc viêm nằm ngay dưới chân răng
- Có thể kèm theo sốt hoặc nổi hạch cổ
- Cơ thể mệt mỏi
- Hơi thở có mùi khó chịu.
Để biết mình có bị áp xe chân răng hay không cháu nên đến trung tâm nha khoa để đước thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị.
Tham khảo thêm >>> Bị hôi miệng
2/ Tại sao khi mang bầu dễ bị áp xe chân răng:
Bà bầu dễ bi áp xe chân răng do ăn uống và sinh hoạt không điều độ
Phụ nữ khi mang bầu cần một lượng lớn thức ăn không chỉ để nuôi cơ thể mà còn để nuôi dưỡng thai nhi. Các bà bầu ăn nhiều bữa trong ngày, vệ sinh không kịp thời hay bỏ bê để vi khuẩn có cơ hội trú ngụ và tấn công răng miệng.✪ Thói quen vệ sinh răng miệng thiếu khoa học :
Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, chỉ đánh bên mặt ngoài không đánh mặt bên trong, không dùng nha chỉ, thói quen ăn uống thiếu lành mạnh ( nhiều đường, dầu mỡ, đồ ngọt, ăn vặt…)
✪ Chưa chú trọng chăm sóc răng miệng :
Trong thời thai kỳ, các bà mẹ thường trú trọng đến việc bổ sung các dưỡng chất mà xem nhẹ việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Thông thường chỉ khi nào mắc các bệnh lý mới đi khám nha khoa.
3/ Bà bầu có thể găp các biến chứng của áp xe chân răng :
Áp xe chân răng làm bà bầu đau nhức, chán ăn và nhiều biến chứng nguy hiểm khác
Tùy từng mức độ nặng nhẹ của bệnh áp xe chân răng mà bà bầu sẽ gặp những biến chứng với mức độ khác nhau nếu không được điều trị dứt điểm :- Bệnh lý tác động không tốt trực tiếp tới sức khỏe mẹ và thai nhi, đau nhức do mưng mủ dẫn đến cảm giác chán ăn ở bà bầu. Sinh hoạt khó khăn khiến họ dễ cáu gắt, tinh thần mệt mỏi, thiếu chất, suy nhược.
- Nếu bệnh không được kịp thời điều trị, viêm nhiễm sẽ làm hoại tử tủy và các cấu trúc quanh chóp, nhiễm trùng chóp.
- Mức độ cao hơn người phụ nữ có thể bị viêm nhiễm phần mền, sàn miệng, viêm tấy hố thái dương, hơi thở có mùi hôi, sưng mặt, sốt, sưng hạch… sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
4/ Bị áp xe chân răng khi mang bầu phải làm sao ?
Chăm sóc răng miệng định kỳ là điều rất cần thiết với người mang thai
Đầu tiên, khi phát hiện ra bệnh lý bà bầu cần bình tĩnh, tránh lo lắng và căng thẳng. Dựa vào mức độ của bệnh lý bạn sẽ được điều trị bằng phương pháp phù hợp, cụ thể :➦ Điều trị tủy răng : nếu ổ viêm chỉ nằm trọn dưới một chân răng, chưa bị lan sang các răng kế cận thì bác sĩ có thể chỉ định hút sạch tủy, bít kín lỗ tủy và lắp răng sứ.
➦ Sử dụng thuốc kháng sinh: trong tình huống ổ viêm đã lan sang các chân răng lân cận, bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh ngăn ngừa sự lan rộng ổ dịch. Khuyến cáo với bà mẹ đang trong thai kỳ cần được sự thăm khám kỹ lưỡng và hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc. Chỉ dùng trong trường hợp bất khả kháng và đảm bảo không nguy hiểm đến thai nhi.
➦ Nhổ răng bị ảnh hưởng : Nếu răng không thể giữ lại ( không thể dùng biện pháp điều trị tủy) thì bác sĩ sẽ nhổ răng và lấy ổ viêm nhiễm.
Quy trình nhổ răng tại Nha khoa Paris
Trên đây là những thông tin cần thiết về áp xe chân răng khi mang bầu, tuy nhiên nên đến các trung tâm nha khoa để xử lý các ổ viêm càng sớm càng tốt.Nguồn >>> http://bacsirangmieng.com/goc-tu-van-ap-xe-chan-rang-khi-mang-bau-co-nguy-hiem-khong.html