Niềng răng là giải pháp thẩm mỹ răng hiệu quả và an toàn, giúp sắp xếp lại các răng cho đều đẹp hơn mà không gây ảnh hưởng đến mô răng và xương hàm. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp đều sẽ phải trải qua tình trạng nhức răng khi niềng. Vậy nguyên nhân vì sao và làm cách nào để khắc phục? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân bị nhức răng khi niềng
Nhức răng khi niềng - Nguyên nhân do đâu?
Nhức răng khi niềng là tình trạng rất phổ biến và điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:- Răng và xương phải trải qua sự biến động do quá trình dịch chuyển của răng, ít nhiều gây ra cảm giác đau nhức.
- Kỹ thuật thực hiện chưa chuẩn, nha sỹ điều chỉnh lực kéo của dây thun quá nhiều trong một lần, khiến răng không kịp thích ứng và đau nhức.
- Nền răng và xương hàm không thực sự khỏe mạnh
- Mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy…
2. Cách khắc phục cơn nhức răng khi niềng tại nhà hiệu quả
Hầu hết các trường hợp nhức răng khi niềng đều không đáng lo ngại và thường kéo dài trong khoảng 1 tuần – 1 tháng đầu tiên từ lúc bắt đầu niềng răng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nhanh chóng kết thúc tình trạng này thì có thể áp dụng một số cách xử lý tại nhà cực đơn giản như dưới đây:
Áp dụng các cách tại nhà để chữa nhức răng khi niềng
➤ Chườm nóng: Nước nóng tác dụng rất tốt cho việc làm dịu những cơn đau nhức, và răng cũng không phải ngoại lệ.- Cách làm: Lấy nước nóng ở nhiệt độ 70 độ C cho vào một chai nước hoặc nhúng khăn, vắt khô rồi áp lên vùng má có khu vực răng đau nhức khi niềng.
- Cách làm: Lấy vài viên đá bọc trong một chiếc khăn mỏng rồi đặt lên má hoặc môi, nơi có răng bị đau. Giữ như vậy cho đến khi cảm giác đau giảm dần thì chuyển sang vị trí khác.
3. Lưu ý không thể bỏ qua để hạn chế tình trạng đau nhức răng khi niềng
Chăm sóc răng miệng tốt để ngăn ngừa tình trạng nhức răng khi niềng
Để ngăn ngừa tình trạng đau nhức răng khi niềng, bạn cần lưu ý đến chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng và ăn uống cũng như sắp xếp thời gian đến khám răng định kỳ:✪ Chế độ chăm sóc:
- Đánh răng đầy đủ sau khi ăn
- Đánh răng nhẹ nhàng, đúng cách theo chiều dọc hoặc xoay tròn
- Sử dụng bàn chải có lông mềm, có thể kết hợp cùng bàn chải kẽ để làm sạch thức ăn, mảng bám vướng ở dây cung, mắc cài và kẽ răng
- Súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch y tế chuyên dụng
- Ăn các đồ mềm, lỏng như cháo, súp, sữa tươi, sữa chua, nước ép, sinh tố…
- Hạn chế các loại thực phẩm dai, cứng, phải dùng lực nhai, lực cắn xé nhiều
- Tránh đồ ăn chứa nhiều tinh bột, đường, axit…
- Ăn chậm rãi, nhẹ nhàng, không cố sức nhai hay cắn xé, nếu khó khăn quá thì bạn có thể cắt nhỏ ra để ăn.
- Trong suốt quá trình niềng răng, bạn cũng nên cố gắng sắp xếp thời gian đến thăm khám bác sỹ theo lịch hẹn để kiểm tra và điều chỉnh lực kéo của dây thun, sao cho phù hợp với tiến trình dịch chuyển của răng.
3. Review khách hàng khi niềng răng tại nha khoa Paris
Nha khoa Paris là trung tâm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ niền răng 3D Speed và đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao, không đau cho hàng ngàn bệnh nhân. Dưới đây là một số đánh giá của khách hàng khi niềng răng tại đây:✔ Chị Phạm Thị Hương: "Trước khi niềng răng, tôi cũng hơi sợ đau vì nghe nhiều người kêu lắm. Nhưng niềng răng tại nha khoa Paris, tôi chỉ thấy hơi đau chút trong khoảng 1 tuần đầu là hết, cũng không có gì đáng sợ cả."
✔ Anh Phùng Quốc Thiện: "Niềng răng ở nha khoa Paris đi theo đúng lộ trình đã phác thảo sẵn nên tôi cũng yên tâm. Toàn bộ quá trình thực hiện đều rất nhẹ nhàng mà răng tôi vẫn dịch chuyển đều."
✔ Cháu Nguyễn Thế Đạt: "Cháu đeo niềng không thấy đau, ăn uống bình thường, cháu thấy răng cháu sau gần 1 năm đã rất đẹp rồi."
Lưu ý hiệu quả tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể
Những giải đáp trên đây về tình trạng nhức răng khi niềng hi vọng có thể giúp ích cho bạn.Nguồn >>> https://nhakhoaparis.vn/nhuc-rang-khi-nieng.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét